Theo thống kê của GLOBOCAN vào năm 2019, Việt Nam có đến 15.000 người mắc ung thư vú. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng và là mối lo ngại của rất nhiều phụ nữ. Làm thế nào để chủ động phòng ngừa, tầm soát ung thư vú cần thực hiện ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
I. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là dạng khối u ác tính được phát hiện trong mô vú. Khi các tế bào vú phát triển quá mức kiểm soát, sẽ gây ra xâm lấn xung quanh và di căn đến các khu vực khác. Nếu tầm soát và phát hiện sớm, ung thư vú có thể ngăn ngừa được tình trạng di căn.
II. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú là những ai?
Bất kì phụ nữ nào cũng có khả năng mắc ung thư vú. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sẽ khiến bệnh dễ bùng phát hơn như:
- Trong gia đình có người từng mắc ung thư vú.
- Phụ nữ gặp các vấn đề về sinh sản như: vô sinh, có con đầu lòng trễ hơn 35 tuổi, hiếm muộn…
- Người đã từng mắc phải các bệnh lý như: u nang hoặc u xơ tuyến vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung…
- Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
III. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú:
Nếu bạn mắc những triệu chứng dưới đây, có thể tuyến vú đang gặp vấn đề. Cần thăm khám để bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời cho từng trường hợp.
- Đau vùng ngực: Ung thư vú đau vùng ngực có cảm giác đau âm ỉ, không có quy luật rõ ràng. Nếu vùng ngực đau, nóng rát liên tục hoặc ngày càng dữ dội thì bạn nên cần đi khám ngay.
- Thay đổi vùng da: Gần như các bệnh nhân ung thư vú đều xuất hiện thay đổi vùng da ngực như: có nếp nhăn hoặc lõm đồng tiền, ngứa lâu không dứt điểm.
- Sưng hoặc nổi hạch: Nếu bạn gặp phải khối u hoặc vết sưng dưới da vùng ngực kéo dài nhiều ngày nhưng không rõ nguyên nhân, cần thăm khám kịp thời vì có thể đó là dấu hiệu ung thư vú.
- Đau lưng, vai hoặc gáy: Một số phụ nữ có cảm giác đau ở phía lưng trên hoặc giữa hai bả vai, cần chú ý kĩ vì có thể nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến cột sống.
IV. Tầm soát ung thư vú như thế nào?
Ngăn ngừa trước khi ung thư vú xuất hiện sẽ giúp bạn tránh được những tổn thương thể chất lẫn tinh thần. Tầm soát ung thư vú chính là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe sinh sản và cả cơ thể. Sau đây là những bước cơ bản trong tầm soát ung thư vú. Tùy vào từng thể trạng, bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp hơn cho từng người.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi thông tin về tình trạng sức khỏe, chu kì kinh nguyệt, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
- Siêu âm vú: Điều này giúp bác sĩ kiểm tra và xác định các mô hay những bất thường trong vú, phát hiện kịp thời các trường hợp ung thư giai đoạn sớm.
- Chụp MRI: Phương pháp này giúp cho cả hai tuyến vú được theo dõi liền mạch và chặt chẽ.
- Xét nghiệm máu: Nồng độ cao thấp bất thường của một chất nào trong máu có thể là dấu hiệu của bệnh, xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện những bất thường này.
- Sinh thiết: Quan sát các tế bào dưới kính hiển vi để tìm ra dấu hiệu ung thư. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có phương pháp sinh thiết phù hợp.
Tầm soát ung thư vú định kỳ không chỉ giúp bạn an tâm vui sống, mà còn bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương nặng nề khi bệnh trở nặng. Gói tầm soát ung thư vú tại SIH giúp phát hiện, ngăn ngừa sớm ở giai đoạn nhẹ của bệnh, khiến quá trình điều trị về sau cũng dễ dàng và khả năng hồi phục cao hơn.
Để được tư vấn trực tiếp, Mẹ vui lòng bấm số HOTLINE: 0906 8222 80
SIH: “Tất cả vì bệnh nhân phục vụ”