Sau khi sinh con, cơ thể của người mẹ sẽ có vài điểm thay đổi, cùng SIH điểm qua một số sự thay đổi này nhé
Cơ bụng thay đổi sau sinh
Sau khi sinh, sản phụ sẽ thấy phần cơ bụng của mình bị giãn ra, xấu xí. Trong thời kỳ mang thai, vòng bụng của bạn có thể tăng lên 50cm.
Phần cơ bụng bao gồm 4 lớp cơ giao nhau theo chiều ngang, có các chức năng sau:
- Bảo vệ nội tạng ở phần bụng, bao gồm tử cung khi đang mang thai.
- Chống đỡ cột sống và để xương chậu duy trì ở đúng vị trí
- Có thể vận động dần dần theo các hướng
- Các cơ này giúp cơ thể vận động dần dần theo các hướng
- Các cơ này giúp cơ thể vận động đào thải ra như sinh nở, ho và hắt xì hơi
Tại sườn phía ngoài cùng, cơ trung tâm bụng đi theo chiều từ trên xuống dưới được gọi là cơ thẳng to bụng. Cơ thẳng to bụng bao gồm hai nửa mặt, do tầng mỏng gọi là tổ chức sợi trắng kết hợp với nhau. Trong giai đoạn mang thai, các đường trắng bắt đầu bị mềm và bắt đầu mở rộng, khiến hai lớp cơ thẳng to bụng tách nhau ra, để phù hợp với việc thai nhi lớn dần lên. Sự tách của các cơ này gọi là tách cơ ngang bụng. Khoảng ba đến bốn ngày sau khi sinh, bạn sẽ thấy giữa các lớp cơ có một khoảng không rộng hai đến bốn ngón tay. Khi cơ bắt đầu mạnh trở lại, khoảng không này giảm xuống, chỉ còn rộng khoảng một ngón tay. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng để vượt qua giai đoạn này sớm nhất, đồng thời cũng phải bắt đầu luyện tập để các cơ được nhanh chóng hồi phục như trước đây. Trước khi bắt đầu tiến hành các vận động này, phải kiểm tra xem các cơ đã phục hồi về trạng thái trước đây chưa.
Kiếm tra cơ ngang bụng:
Phải kiểm tra chính xác, cần vận động mạnh dần các cơ này. Nằm ngửa, quỳ gối, bàn chân áp sát sàn nhà hoặc giường. Dùng sức kéo các cơ bụng của bạn, rồi co đầu và vai của bạn lên. Đồng thời đưa một cánh tay lên thẳng theo hướng bàn chân. Ngón tay của tay còn lại để ở phía dưới rốn, cảm giác thấy hai cơ ngang bụng đang dùng lực vận động.
Tử cung thay đổi sau sinh
Tử cung là một túi do các sợi cơ tạo nên. Trong thời gian mang bầu, tử cung cũng to dần lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Dạng biến đổi này khá lớn, có thể tưởng tượng rằng trước khi mang thai, tử cung chỉ có hình dạng như một quả lê nhỏ, sau to dần như quả dưa hấu và trọng lượng của nó từ khoảng 60gr tăng lên đến 1000gr.
Sau khi sinh, em bé đã ra ngoài nên tử cung cũng dần nhỏ lại. phải mất sáu tuần nó mới có thể nhỏ lại như trước kia. Quá trình này gọi là quá trình phục hồi như cũ. Khi tử cung phục hồi, bên tử cung sẽ thải ra những chất không cần thiết là sản dịch, việc thải này kéo dài khoảng ba đến bốn tuần. Ban đầu là máu màu hồng do cuống rốn thải ra, qua vài ngày thì chuyển qua màu nâu, sau vài tuần thì thành màu vàng trắng. Thường gặp nhất là các cục máu đông rất nhỏ. Thường sản dịch không có mùi khó chịu. Nếu bạn thấy sản dịch chảy ra liên tục hoặc chảy rất nhiều, hoặc có mùi khó chịu, thì phải thông báo tình hình cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ. Điều này có nghĩa là bên trong tử cung bị nhiễm khuẩn, cần phải chữa trị.
- Đau hậu sản
“Đau hậu sản” là hiện tượng xảy ra khi tử cung co bóp, co nhỏ đến trạng thái như trước kia. Tình trạng co này là do việc thải các chất thúc đẩy sinh nở gây nên. Ngoài ra việc thải các chất này cũng có thể thúc đẩy việc tiết sữa. khi bạn ôm em bé vào lòng, chất thúc đẩy sinh nở sẽ tự động tiết ra. Vì thế, khi cho con bú, bạn sẽ cảm thấy đau. Đau hậu sản thường xảy ra với sản phụ sinh con thứ hai trở lên. Đâ hậu sản là một phần trong quá trình sinh nở. khi thả lỏng cơ thể, hít thở thoải mái, bạn sẽ đỡ bị đau hơn.
Cơ xương chậu thay đổi sau sinh
Xương chậu là một vật dạng hình chậu do các xương tạo thành, bao gồm hai xương chậu lớn, liên kết ở phía dưới đáy (xương đáy) của xương sống gọi là khớp khung xương. Phía dưới xương đáy của xương sống có bốn xương nhỏ tạo thành xương cụt. Xương chậu có tác dụng chủ yếu là chống đỡ kết cấu cơ thể, đồng thời bảo vệ tử cung và bàng quang, bảo vệ bào thai trong thời kỳ mang thai. Phần đáy hình chậy do một tầng cơ tạo thành, gọi là cơ xương chậu. cơ xương chậu được chia thành hai tầng, tầng ở phía trong nhất và tầng ở ngoài, do các xương liên kết đến xương cụt và xuyên qua xương hông hai bên. Trong các cơ này tổng cộng có ba đường ra. Một đường là đường ra niệu đạo do bàng quang kéo dài, nằm ở phía trước. một đường khác là cửa âm đạo do tử cung kéo dài, nằm ở trung tâm. Còn một đường là lỗ hậu môn do đại tràng kéo dài, nằm ở phía sau. Tại tầng cơ ngoài có liên kết vòng tại các cơ này gọi là cơ vòng, có thể liên kết chặt các đường ra trên, đặc biệt là khi bụng dùng lực, ví dụ như bạn ho, cười hoặc hắt xì hơi. Trong thời kỳ mang thai, xương chậu sẽ chống đỡ cho thai nhi, để cuống rốn cũng như trọng lượng của chất dịch làm tăng tử cung. Sau khi sinh, các cơ này sẽ bị chùng, mềm yếu do bị tăng lên quá mức, nên phải cố gắng vận động các cơ này để chúng hồi phục về trạng thái mạnh mẽ ban đầu.
Bàng quang
Trong mấy ngày đầu sau khi sinh, sản phụ phải thường xuyên đi tiểu. một số trường hợp sản phụ sau khi sinh đi tiểu khó khăn, điều này rất có thể là do nguyên nhân niệu đạo (đường dẫn từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) bị phồng và đi ra máu. Có khi phải dùng ống hỗ trợ cho đến khi bàng quanghồi phục lại bình thường. Một vấn đề thường xảy ra sau khi sinh chính là mất khả năng khống chế việc tiểu tiện. hiện tượng tiểu tiện ngoài kiểm soátthường xảy ra khi ho, cười to hoặc hắt hơi. Nếu sau mấy tuần tiến hành vận động co khung xương chậu mà vẫn không có cách nào tốt hơn để điều khiển bàng quang, bạn phải trao đổi với bác sĩ phụ khoa. Một số sản phụ phải nhờ đến phẫu thuật để khôi phục lại đường “thoát ra” – trường hợp này là do lực của âm đạo không đủ lớn, khiến tử cung, bàng quang hoặc trực tràng rơi vào vị trí không bình thường.
Ngoài ra, còn có các trường hợp tiểu tiện khó khác không thể cải thiện được thông qua vận động xương chậu. vì thế, bạn phải chẩn đoán và điều trị chính xác.
Hội âm
Hội âm là phàn da và thịt ở giữa âm đạo và hậu môn. Nếu hội âm có vết khâu thì trong những ngày đầu, bạn sẽ cảm thấy đau rát. Một vài lưu ý sau giúp bạn cải thiện tình hình:
Khi nghỉ ngơi, bạn nên nằm thẳng để giảm áp lực cho cơ. Nằm nghiêng trên giường để giảm nhẹ áp lực cho hội âm. Khi đi vệ sinh, sản phụ cố gắng nghiêng người về phía trước, hoặc ngồi xổm, như thế có thể tránh được cơn đau. Bảo đảm phần hội âm khô ráo, sạch sẽ, nhà tắm, nhà vê sinh, chậu rửa mặt đều phải sạch sẽ. đặc biệt là khi ở trong bệnh viện, mức độ lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với ở nhà nên sản phụ cần bảo đảm vệ sinh cho bản thân mình. Nếu dùng vòi sen để rửa phần hội âm, phải để hướng nước chảy từ trước ra sau, nếu không sẽ khiến chất thải từ hậu môn chảy ngược đến phần hội âm. Khi sử dụng giấy vệ sinh, hướng lau giấy cũng là từ trước ra sau để tránh giấy vệ sinh đã qua hậu môn chạm âm đạo.
Nếu đẻ mổ, bạn phải tìm ra tư thế cho con bú thoải mái nhất, tư thế lên giường, xuống giường thích hợp nhất. khi đứng, bạn thường có xu hướng nghiêng về phía trước để bảo vệ vết thương, nhưng cần cố gắng đứng thẳng, đứng vững. khi đi lại, cũng phải thả lỏng và hít thở nhẹ nhàng, dùng một cánh tay đỡ vết thương. Để tìm ra phương thứccho con bú thích hợp nhất, bạn phải liên tục thử nghiệm các phương thức khác nhau. Đặt một chiếc gối lên đùi để đỡ em bé, cũng có thể bảo vệ vết thương. Bạn sẽ thấyngồi trên ghế cho con bú sẽ dễ hơn ngồi trên giường.
Ban đầu, khi lên, xuống giường, bạn cần người khác giúp đỡ. Sau đó, bạn tự vận động đi lại dần dần.
Xem thêm tin tức bệnh viện tại đây