Những phương pháp cải thiện tắc sữa

Viêm tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến với các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Cùng SIH điểm qua một số phương pháp đơn giản giúp cải thiện tình hình sữa mẹ nhé.

Cách 1: Dùng máy hút sữa. Có hai loại máy hút sữa là máy hút sữa bằng thủy tinh và máy hút sữa bằng điện.

Cách 2:Dùng tay nặn sữa ra. Sau khi rửa sạch hai tay, sản phụ từ từ nặn sữa ở hai bên bầu ngực ra.

Cách 3:Xoa bóp đầu ngực. Sau khi rửa sạch hai tay, cắt móng tay sạch sẽ, người nhà hoặc sản phụ dùng ngón tay xoa bóp ngực theo chiều từ bầu ngực ra đến núm vú, xoa bóp khoảng mười lần, kéo đầu núm vú khoảng năm đến sáu lần. Thực hiện thao tác trên lần lượt với từng bên ngực là có thể nặn sữa tắc trong ngực ra ngoài.

Cách 4:Nhờ người mút sữa. Nhờ trẻ em chưa mọc răng hút sữa ở hai bên ngực

Cách 5:Dùng thuốc. Sau khi đã xử lý bằng các phương pháp kể trên mà vẫn không cải thiện được tình hình, có thể cho sản phụ uống 200mg Vitamin B6, ngày uống 2 lần. Thường trong vòng 2 tiếng sau khi uống thuốc có thể cải thiện tình hình tức sữa. Nếu uống một lượng lớn vitamin B6 trong một thời gian dài có thể ngừng tiết sữa dẫn đến hiện tượng “cai sữa”, vì vậy sau khi triệu chứng đau do căng cứng ngực được cải thiện cần phải ngừng uống Vitamin B6

Cách 6:Đối với sản phụ bị mắc chứng tăng sản trước khi mang thai, sau khi mang thai do tác dụng của estrogen và progestrogen đối với hocmone tuyến vú, u kết tăng sản tăng lên, nếu đã áp dụng những phương pháp kể trên mà vẫn chưa khỏi, thì có thể dùng “thiết bị trị liệu tuyến vú” để tiến hành trị liệu.

Nếu trong ngực của sản phụ trước khi mang thai đã có các u, sau khi mang thai, sinh con, tiết sữa các u này càng phát triển mạnh, hoặc bên trong sữa lẫn máu, có mùi thối hoặc da ngực xuất hiện dạng “sần vỏ cam” hoặc sưng bạch huyết dưới nách, thì đây có thể là triệu chứng của ung thư vú. Gặp phải những triệu chứng tương tự kể trên, đặc biệt là đối với sản phụ lớn tuổi, cần phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.