Nhận dạng bé rối loạn phát triển, phát triển chậm

Bé chậm phát triển là nỗi lo của rất nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, bé vẫn có thể phát triển bình thường, bắt kịp các bạn cùng tuổi. Để đánh giá dấu hiệu của sự chậm phát triển ở bé từ 0 – 3 tuổi thì bé cần được theo dõi, khám sức khỏe định kỳ theo các cột mốc quan trọng của lứa tuổi như đã nêu trên để sớm phát hiện các nguyên nhân khiến bé chậm phát triển.

Một số nguyên nhân khiến bé chậm phát triển

Chậm phát triển thể lực: Có thể là một biểu hiện của khuyết tật lớn, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hay tự kỷ nhưng đôi khi chỉ là sự chậm trễ về mặt thời gian, tức là chỉ sau vài tuần, vài tháng là bé đã bắt kịp với các bạn cùng trang lứa; hay cũng có thể cần tới sự hỗ trợ của vật lý trị liệu để phục hồi các cơ bắp yếu kém.

Sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp: Khả năng diễn đạt chậm có thể là do gặp các vấn đề về tai, một bệnh nào đó ở hệ thần kinh trung ương, não bộ hay mắc các bệnh liên quan tới mũi họng, miệng, thanh quản khiến bé không hiểu nghĩa của từ và câu (khả năng tiếp nhận ngôn ngữ), khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng bằng từ ngữ (khả năng diễn đạt) hay đơn giản là thiếu kỹ năng giao tiếp với ba mẹ hay mọi người xung quanh.

Như vậy, bé phải được đánh giá toàn diện về các mặt:

  • Phát triển thể chất, vận động
  • Giao tiếp xã hội
  • Ngôn ngữ

>Có một số vấn đề rối loạn phát triển của bé được ba mẹ và bác sĩ đây quan tâm rất nhiều. Ngày nay, người ta dùng thuật ngữ “rối loạn phát triển lan tỏa” hoặc “rối loạn phổ tự kỷ” để mô tả các trẻ em có các rối loạn phát triển trên 3 lĩnh vực chính là:

  • Tương tác xã hội
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Rối loạn hành vi

Rối loạn phát triển lan tỏa gồm có 5 rối loạn chính: tự kỷ, hội chứng Asperger, hội chứng Rett, rối loạn tan rã ở trẻ em, tự kỷ không điển hình. Trong đó “tự kỷ” (tử kỷ không điển hình) và “hội chứng Asperger” là những rối loạn rất thường gặp.

TỰ KỶ

Tự kỷ là một dạng rối loạn trong “rối loạn phát triển lan tỏa” (rối loạn phổ tự kỷ), khởi phát sớm trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, tác động đến sự phát triển của trẻ trong 3 lĩnh vực chính như: tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi. Tự kỷ là một rối loạn mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và hành vi cũng như khả năng học tập, sinh hoạt và khả năng thích ứng của bé sau này.

Nguyên nhân

Không có một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra tự kỷ, song nhìn chung người ta chấp nhận rằng tự kỷ được gây nên bởi sự bất thường về chức năng của cấu trúc não hoặc bất thường về chức năng của não. Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy một số bất thường về hình dáng, cấu trúc của não trẻ tự kỷ so với bé bình thường.

Một số giả thuyết về nguyên nhân gây ra tự kỷ:

  • Giả thuyết cho rằng tự kỷ có liên quan đến di truyền
  • Giả thuyết về bệnh lý ở não
  • Giả thuyết về rối loạn chức năng tâm lý
  • Cũng có những bằng chứng cho thấy virus có thể gây ra tự kỷ
  • Sự ô nhiễm và chất độc trong môi trường cũng được coi là nguyên nhân có thể gây ra tự kỷ

Tuy nhiên, hiện nay càng có nhiều bằng chứng cho rằng tự kỷ là do nhiều vấn đề gây nên.

Dấu hiệu

Khi đề cập đến biểu hiện trong rối loạn tự kỷ nói riêng cũng như “rối loạn phát triển lan tỏa” nói chung, người ta thường nói đến tam chứng rối loạn. Đó là rối loạn các mối quan hệ tương tác xã hội, rối loạn quá trình phát triển ngôn ngữ và rối loạn hành vi.

Theo dõi bệnh viện trên Facebook Fanpage tại đây

Nguồn: Học chăm con cùng Bác sĩ

Bình luận