Vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, Mẹ bầu thường hay bị đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón hoặc thậm chí là tiêu chảy dẫn đến sức khỏe của Mẹ và bé cũng bị ảnh hưởng, có khả năng cao dọa sinh non. Quan tâm và hiểu rõ nỗi lo lắng khi chuẩn bị làm Mẹ, ThS.BS Trần Anh Tuấn tại Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn (SIH) đã có những chia sẻ về các giải pháp khoa học giúp hệ tiêu hóa của Mẹ bầu ổn định hơn.
Theo thống kê, có đến 72% thai phụ phải gặp ít nhất một trong các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… trong giai đoạn đầu khi mang thai. Và 61% sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Chính vì thế, thay vì lo sợ và căng thẳng thì các Mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên: Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, hàm lượng hormone Progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao, làm giảm hoạt động của nhu động ruột khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, Mẹ dễ bị táo bón.
Nguyên nhân thứ 2: Lạm dụng thuốc bổ
Ngoài các viên bổ sung sắt được Bác sĩ chỉ định trong toa, Mẹ cũng sử dụng thêm các loại thuốc thực phẩm chức năng để hỗ trợ sức khỏe. Một trong những tác dụng phụ rõ ràng nhất của việc lạm dụng thuốc là dễ bị táo bón.
Nguyên nhân thứ 3: Kích thước phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi làm kích thước của tử cung cũng tăng lên khiến chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, cũng là nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Nguyên nhân thứ 4: Nhạy cảm hơn với thức ăn
Việc nội tiết thay đổi cũng ảnh hưởng không ít đến khẩu vị ăn uống hằng ngày của Mẹ, khiến cho hệ tiêu hóa của Mẹ cũng yếu hơn so với lúc bình thường. Đặc biệt, một số Mẹ bầu còn không thể hấp thụ được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu cũng gây nên tình trạng tiêu chảy.
Các nguyên nhân còn lại
Việc lười vận động, ít tập thể dục hay ăn ít chất xơ… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy, khó tiêu… không chỉ thế còn gây cản trở đến việc sinh nở sau này.
Giải pháp cải thiện hiệu quả rối loạn tiêu hóa khi mang thai
1. Uống nhiều nước
Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, Mẹ nên uống nhiều nước lọc trung bình từ 2,5 lít – 3 lít/ngày. Các loại nước ép trái cây cũng là sự lựa chọn tối ưu vừa có thể cung cấp nước vừa bổ sung vitamin và khoáng chất.
2. Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì tuân thủ thói quen ngày 3 bữa như trước đây, các Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn kèm với các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ… để giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai.
3. Vận động nhẹ nhàng
Tập thể dục là một trong những biện pháp tốt nhất để chữa táo bón. Mẹ hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để tốt cho thai nhi như đi dạo trong công viên, tập yoga tại nhà, chăm sóc cây… Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn đấy.
Có thể thấy, Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến và không thực sự quá nguy hiểm. Việc thăm khám định kỳ cũng giúp cho Mẹ an tâm hơn khi có thể vừa kiểm tra sức khỏe cho bé yêu, đồng thời cũng khiến Mẹ bớt lo lắng hơn nếu những cơn đau bụng, táo bón hay tiêu chảy ghé thăm.
Mẹ ơi, hãy trang bị cho mình những kiến thức vững vàng để có một thai kỳ khỏe mạnh, Mẹ nhé!
Nếu Mẹ còn gặp khó khăn thì hãy liên hệ ngay với Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn SIH để được tư vấn, hướng dẫn điều trị cụ thể với đội ngũ Bác sĩ chuyên gia.